(Trích từ DrNgoc.vn)
Chú Hòa nhìn hộp thuốc trên bàn, trầm ngâm.
Ba năm nay, mỗi sáng chú đều uống một viên thuốc nhỏ.
Thuốc hạ mỡ máu – thứ giúp chỉ số LDL của chú giữ ở mức an toàn.
Nhưng giờ đây, kết quả xét nghiệm đã bình thường.
Chú tự hỏi:
“Mỡ máu đã ổn, vậy có thể ngừng thuốc không?”
Ngưng thuốc có an toàn không?
Bạn bè của chú nói:
• “Thuốc này uống lâu hại gan, hại cơ lắm.”
• “Giờ LDL tốt rồi, bỏ thuốc đi, uống mãi làm gì?”
Nghe vậy, chú quyết định tự ngừng thuốc, mà không hỏi bác sĩ.
Hai tháng sau, chú đi khám lại.
Chú tự tin lắm. Hai tháng rồi không uống thuốc, người vẫn khỏe mạnh.
Nhưng khi bác sĩ gửi kết quả xét nghiệm…
LDL lại tăng vọt.
Triglyceride cũng tăng.
Chú vội vàng nhắn tin cho bác sĩ:
“Bác sĩ ơi, tôi ngưng thuốc 2 tháng, nhưng sao mỡ máu lại tăng cao?”
Bác sĩ trả lời ngay:
“Vì thuốc không chữa khỏi, mà chỉ giúp kiểm soát. Khi ngừng thuốc mà không thay đổi lối sống, mỡ máu sẽ tăng trở lại.”
Không phải ai cũng phải uống thuốc cả đời
Chú Hòa lo lắng:
“Vậy là tôi phải uống thuốc suốt đời sao?”
Bác sĩ giải thích:
Có ba nhóm bắt buộc phải duy trì thuốc lâu dài để giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
1. Người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ
• Mục tiêu LDL: Dưới 1,4 mmol/L.
2. Người có bệnh nền nguy hiểm (tiểu đường, bệnh thận mạn, mảng xơ vữa động mạch)
• Mục tiêu LDL: Dưới 1,8 mmol/L.
3. Người có nguy cơ cao theo bảng tính nguy cơ đột quỵ trong 10 năm
• Nếu nguy cơ trên 10%, cần duy trì thuốc lâu dài.
Nhưng nếu không thuộc nhóm này, vẫn có thể thử giảm thuốc một cách an toàn.
Bác sĩ hướng dẫn:
1. Không ngừng đột ngột, mà giảm liều từ từ
• Nếu đang uống liều cao, có thể giảm liều dần trước khi ngừng hẳn.
2. Xét nghiệm lại sau 1-3 tháng
• Nếu LDL tăng mạnh trở lại, cần cân nhắc duy trì thuốc ở liều thấp nhất có hiệu quả.
3. Thay đổi lối sống để kiểm soát mỡ máu tự nhiên
• Giảm đường, tinh bột xấu để gan không chuyển hóa dư thừa thành chất béo.
• Tăng rau xanh, chất xơ, dầu tốt như dầu olive, omega-3.
• Duy trì vận động ít nhất 30 phút/ngày để tăng HDL (cholesterol tốt).
Sau khi đọc kỹ hướng dẫn, chú Hòa hỏi:
“Vậy ngoài ăn uống, có gì giúp tôi kiểm soát LDL mà không cần dùng thuốc không?”
Bác sĩ trả lời:
“Omega Krill là một lựa chọn tốt. Không chỉ giúp giảm triglyceride, mà còn cải thiện chất lượng cholesterol, giảm viêm và bảo vệ tim mạch.”
Chú ngạc nhiên:
“Khác gì với dầu cá bình thường?”
Bác sĩ giải thích:
• Omega Krill chứa phospholipid giúp hấp thu nhanh hơn dầu cá thông thường.
• Có Astaxanthin – một chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn LDL bị oxy hóa.
• Giúp giảm viêm, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ kiểm soát mỡ máu tự nhiên.
Chú gật gù.
“Vậy tôi có thể dùng Omega Krill thay thế thuốc không?”
Bác sĩ nhắc nhở:
“Không thể thay thế hoàn toàn thuốc, nhưng nếu kết hợp với chế độ ăn và tập luyện, có thể giúp giảm liều thuốc hoặc duy trì mỡ máu ổn định sau khi ngừng thuốc.”
Ba tháng sau…
Chú Hòa làm theo hướng dẫn:
• Giảm dần thuốc, thay đổi chế độ ăn.
• Bổ sung Omega Krill mỗi ngày.
• Duy trì đi bộ 30 phút/ngày.
Lần này, kết quả xét nghiệm khiến chú mỉm cười:
LDL vẫn ổn định.
Triglyceride giảm nhẹ.
Chú nhắn tin cho bác sĩ:
“Bác sĩ ơi, lần này chỉ số của tôi vẫn tốt dù đã giảm thuốc!”
Bác sĩ trả lời:
“Tốt! Nếu tiếp tục kiểm soát tốt bằng lối sống và Omega Krill, có thể duy trì mà không cần dùng thuốc lâu dài.”
Chú Hòa nhẹ lòng.
Bây giờ chú đã hiểu:
• Ngừng thuốc không phải muốn là được, phải có kế hoạch.
• Không chỉ dùng thuốc, lối sống và dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.
• Bổ sung Omega Krill có thể giúp hỗ trợ kiểm soát mỡ máu tự nhiên.
Chú nhìn hộp thuốc trên bàn, lần này không còn lo lắng.
Vì chú biết, sức khỏe của mình nằm trong chính quyết định của mình.