(Trích từ DrNgoc.vn)
HỎI: Khi có dấu hiệu họ, chảy nước mũi, báo hiệu bị cảm cúm – Dr hướng dẫn các bước cần làm ngay
ĐÁP: Khi có dấu hiệu ho, chảy nước mũi báo hiệu cảm cúm, mình nên thực hiện ngay các bước sau:
1. Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, tay chân.
2. Uống nhiều nước ấm như trà gừng, mật ong, nước chanh để làm dịu cổ họng.
3. Bổ sung vitamin C từ trái cây hoặc viên uống để tăng đề kháng.
4. Súc miệng nước muối ấm và xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
5. Tránh gió lạnh, hạn chế ra ngoài, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
Nếu triệu chứng kéo dài trên 5 ngày, sốt cao hoặc khó thở, mình đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.
HỎI: Huyết áp cao uống mật ong với trà gừng được không?
ĐÁP: Người bị huyết áp cao nên hạn chế uống trà gừng, vì gừng có thể làm giãn mạch, tăng nhịp tim và huyết áp. Mật ong có thể dùng với lượng vừa phải, nhưng không nên pha chung với gừng nếu huyết áp không ổn định nhé.
HỎI: trà gừng mật ong bị giàm tiểu cầu uống được không?
ĐÁP: Người bị giảm tiểu cầu có thể uống trà gừng mật ong nhưng cần dùng với lượng vừa phải. Gừng có tính ấm, giúp tăng tuần hoàn máu nhưng nếu uống nhiều có thể làm loãng máu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu, không tốt khi tiểu cầu thấp. Mật ong thường an toàn nhưng cũng không nên dùng quá nhiều. C có thể uống 1 ly nhỏ ấm/ngày, tránh uống đặc và không nên uống thường xuyên. Nếu c có tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, rong kinh kéo dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
HỎI: người bị viêm họng nan tính và viêm dạ dày thì dùng thế nào ạ
ĐÁP: Người bị viêm họng mãn tính và viêm dạ dày cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận để không làm kích thích niêm mạc họng và dạ dày. Nên ăn món ấm, mềm, dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm quá nóng, lạnh, cay, chua hoặc nhiều dầu mỡ. Các món như cháo, súp gà, canh hầm, trà gừng mật ong ấm có thể giúp giảm kích ứng họng mà không gây hại dạ dày. Tránh ăn tỏi sống, gừng tươi quá nhiều hoặc các thực phẩm lên men vì có thể làm tăng tiết axit dạ dày. Nếu ho nhiều hoặc trào ngược dạ dày kèm theo, c nên ăn ít vào buổi tối và kê cao gối khi ngủ để hạn chế kích ứng.
HỎI: ho ngứa họng và có đờm kéo dài thì làm sao?
ĐÁP: Ho kéo dài kèm ngứa họng và có đờm nhưng không sốt, không khó thở có thể do viêm họng kéo dài, viêm phế quản nhẹ, dị ứng hoặc trào ngược dạ dày. C nên súc miệng bằng nước muối ấm, uống nhiều nước ấm, tránh đồ lạnh, cay nóng và hạn chế tiếp xúc với khói bụi, chất kích thích. Nếu đờm đặc, màu vàng hoặc xanh, có thể do nhiễm khuẩn, cần khám để xem xét đổi thuốc phù hợp. Nếu ho kéo dài trên 3 tuần, nên đi kiểm tra kỹ hơn để loại trừ nguyên nhân khác.
HỎI: buổi sáng dậy uống nước gừng ngâm mật ong có tốt không?
ĐÁP: có thể uống nước gừng ngâm mật ong vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe, giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và giảm viêm, nhưng đối những người bị đau dạ dày, cao huyết áp hoặc tiểu đường thì mình nên hạn chế sử dụng nhé
HỎI: Nghe nói 5 món ăn tốt cho hô hấp, phòng ngừa cúm là những món gì?
ĐÁP: 5 món ăn cực tốt cho hệ hô hấp, phòng cúm cực hiệu quả
Súp gà
Súp gà giàu protein, kẽm và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, hơi nóng từ súp gà còn giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và thông đường thở. Đặc biệt, khi thêm gừng, tỏi hoặc hành tây vào súp gà, hiệu quả kháng viêm và diệt khuẩn càng cao, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trà gừng mật ong – Kháng viêm, giữ ấm cơ thể
Gừng có tính ấm, chứa nhiều hợp chất kháng viêm giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hệ hô hấp. Khi kết hợp với mật ong, trà gừng trở thành thức uống hoàn hảo giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, đồng thời làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả
Bổ sung những món ăn trên vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp bảo vệ hệ hô hấp mà còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, vào những thời điểm giao mùa hoặc dịch bệnh bùng phát, việc ăn uống hợp lý sẽ là “tấm lá chắn” vững chắc giúp và gia đình luôn khỏe mạnh.
Canh rong biển – Làm sạch phổi, giảm viêm nhiễm
Rong biển chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi do ô nhiễm hoặc khói bụi. Món canh rong biển kết hợp với đậu phụ hoặc thịt bò không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, viêm họng.
Nước lê chưng mật ong – Làm dịu họng, giảm ho
Lê có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ phổi. Khi kết hợp với mật ong và gừng, món nước lê chưng mật ong giúp giảm ho, long đờm và làm dịu cổ họng. Đây là bài thuốc dân gian cực kỳ hiệu quả cho những ai thường xuyên bị viêm họng hoặc ho kéo dài.
Cháo hành, tía tô – Giải cảm, thông mũi hiệu quả
Cháo hành, tía tô từ lâu đã là món ăn quen thuộc giúp giải cảm, giảm nghẹt mũi và hỗ trợ hệ hô hấp. Hành và tía tô chứa tinh dầu giúp làm ấm cơ thể, giảm triệu chứng viêm họng, cảm lạnh. Một bát cháo nóng vào buổi tối giúp cơ thể đổ mồ hôi, đào thải độc tố và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.
HỎI: Xin giải thích kỹ tác dụng của “trà gừng – mật ong”
ĐÁP: Trà gừng mật ong – Kháng viêm, giữ ấm cơ thể
Gừng có tính ấm, chứa nhiều hợp chất kháng viêm giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hệ hô hấp. Khi kết hợp với mật ong, trà gừng trở thành thức uống hoàn hảo giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, đồng thời làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả
Bổ sung những món ăn trên vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp bảo vệ hệ hô hấp mà còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, vào những thời điểm giao mùa hoặc dịch bệnh bùng phát, việc ăn uống hợp lý sẽ là “tấm lá chắn” vững chắc giúp và gia đình luôn khỏe mạnh.
HỎI: Canh rong biển có tốt cho phổi không ạ?
ĐÁP: Canh rong biển – Làm sạch phổi, giảm viêm nhiễm
Rong biển chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi do ô nhiễm hoặc khói bụi. Món canh rong biển kết hợp với đậu phụ hoặc thịt bò không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, viêm họng.
HỎI: Cháo hành tía tô nghe nói giải cảm phải không?
ĐÁP: Cháo hành, tía tô – Giải cảm, thông mũi hiệu quả
Cháo hành, tía tô từ lâu đã là món ăn quen thuộc giúp giải cảm, giảm nghẹt mũi và hỗ trợ hệ hô hấp. Hành và tía tô chứa tinh dầu giúp làm ấm cơ thể, giảm triệu chứng viêm họng, cảm lạnh. Một bát cháo nóng vào buổi tối giúp cơ thể đổ mồ hôi, đào thải độc tố và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.
HỎI: Món nào làm dịu họng ho?
ĐÁP: Nước lê chưng mật ong – Làm dịu họng, giảm ho
Lê có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ phổi. Khi kết hợp với mật ong và gừng, món nước lê chưng mật ong giúp giảm ho, long đờm và làm dịu cổ họng. Đây là bài thuốc dân gian cực kỳ hiệu quả cho những ai thường xuyên bị viêm họng hoặc ho kéo dài.
HỎI: Súp gà có tốt cho ngừa bệnh hô hấp không?
ĐÁP: Súp gà
Súp gà giàu protein, kẽm và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, hơi nóng từ súp gà còn giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và thông đường thở. Đặc biệt, khi thêm gừng, tỏi hoặc hành tây vào súp gà, hiệu quả kháng viêm và diệt khuẩn càng cao, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp.